Xuất bản thông tin

null Gìn giữ nét đẹp, ý nghĩa của Tết Quân –Dân

Chi tiết bài viết Báo chí với Đồng Tháp

Gìn giữ nét đẹp, ý nghĩa của Tết Quân –Dân

 “Tết Quân – Dân” bao đời nay đã mang nhiều ý nghĩa quan trọng, thể hiện được tình cảm thắm thiết, gắn bó như keo sơn giữa Nhân dân và lực lượng vũ trang. Khi ở thời chiến, mô hình này theo lời kể của chú Trần Văn Lập, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Bình Thạnh, hiện nay đã 72 tuổi, đang sinh sống tại ấp Bình Tân, xã Bình Thạnh thì: “Lúc đó có Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân thường thường góp phần là bánh tráng, bánh phồng rồi bánh Tét gửi cho cán bộ, chiến sĩ ở Huyện rồi Tỉnh. Riêng ở xã, trong thời chiến còn hết sức khó khăn nhưng mà tui nhớ là dân xã Bình Thạnh lúc đó hưởng thụ một cái Tết sum vầy, vui tươi, đầm ấm, không có ai bị bỏ lại phía sau.

Dấu mốc 1960 - 1975

Không khí “Tết Quân – Dân” những năm này còn là khoảng thời gian dung hòa tất cả. Chú Lập kể thêm: “Ngày xưa trong dịp Tết này, có 3 ngày giữa phía ta và phía địch thỏa thuận với nhau là ngưng bắn thì Nhân dân xã Bình Thạnh đón những người đi lính Ngụy ở trong chế độ Ngụy khi về địa phương cũng được Chính quyền của ta và người dân ở đây đùm bọc, chia sẻ. Nhờ đó mà chúng ta cũng cảm hóa được hàng loạt binh sĩ, cán bộ của quân Ngụy Sài Gòn trước đây và giảm đi những cái thiệt hại. Bên cạnh đó, người dân xã Bình Thạnh cũng chung tay với nhau đón một cái Tết ngày xưa ở thời chiến an lành, thực hiện nghiêm việc không đốt pháo, các chất gây nổ”. Song song đó, các cấp các ngành còn tổ chức được những buổi văn nghệ, các trò chơi vui chơi giải trí phù hợp với hoàn cảnh thời chiến đã mang lại sự vui tươi cho Nhân dân trong thời chiến, tạm thời quên đi những mất mát, đau thương mà chiến tranh đã gây ra.

Từ hòa bình năm 1975 đến nay

Chú Lập cho biết thêm: “Giai đoạn này do việc đi lại cũng còn nhiều khó khăn, nên việc tổ chức “Tết Quân – Dân” có khi cũng bị gián đoạn”. tuy nhiên, mô hình này cũng phát huy được các ban ngành, đoàn thể của xã gắn liền với chăm lo đời sống cho Nhân dân, gia đình có con em lên đường bảo vệ Tổ quốc, giữ vững hậu phương quân đội.

“Ý Đảng”

Bên cạnh đó, vận động, tuyên truyền cho Nhân dân về chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước. Đặc biệt, nắm bắt và tham mưu các cấp chính quyền kịp thời giải quyết tốt những kiến nghị chính đáng của người dân, tháo gỡ những khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

“Lòng dân”

Lực lượng vũ trang về ấp, về làng, về vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng giúp đỡ dân, luôn được người dân quý mến, hỗ trợ tận tình, từ những bữa cơm thân mật với các chiến sĩ, đến khi đồng hành cùng ra xây dựng những tuyến đường đan, cầu giao thông nông thôn hay mắc những bóng đèn thắp sáng đường quê hoặc vun trồng những cây xanh, bông hoa đẹp thì người dân cũng quan tâm, chăm sóc tận tình các anh chiến sĩ bằng những chiếc khăn lau mồ hôi, ly nước đá lạnh nhưng ấm áp tình Quân – Dân.

Năm nay, mô hình “Tết Quân – Dân” 2023 được phát động trên quê hương giàu truyền thống Bình Thạnh, nơi mà vinh dự đón nhận 2 danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Người dân nơi đây vô cùng phấn khởi chung tay chung sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Bảy mươi hai tuổi, cái tuổi “Thất thập cổ lai hy” nhưng với tinh thần “thép” của người con đất Anh hùng, chú Trần Văn Lập cho biết: “Dù tuổi cao, sức yếu nhưng tui cũng sẵn sàng hưởng ứng, dù bất cứ công việc gì nhưng bằng với sức của mình tui sẵn sàng tham gia, động viên mọi người xung quanh xây dựng nông thôn mới nâng cao hoàn chỉnh hơn, làm cho cuộc sống người dân ngày càng được nâng cao, giảm được cái nghèo, ấm no hạnh phúc”.

Minh Tâm