Xuất bản thông tin

null Xông hơi giải cảm thế nào cho đúng

Chi tiết bài viết Báo chí với Đồng Tháp

Xông hơi giải cảm thế nào cho đúng

Xông hơi với lá thảo dược là phương pháp chăm sóc sức khoẻ đơn giản có nguồn gốc lâu đời trong dân gian, dựa trên hình thức tự điều tiết thân nhiệt bằng cách làm cho cơ thể tiết ra mồ hôi; khi xông hơi cơ thể tiết mồ hôi và giãn nở những mạch máu ngoại vi, đây là phương pháp hữu hiệu không những giúp cơ thể giải cảm mà còn có một số tác dụng khác như chống phù nề, giải độc cho cơ thể.

Do là phương pháp rẻ tiền, dễ thực hiện, không cần dùng thuốc, thế nên xông hơi bằng lá thảo dược được áp dụng khá phổ biến. Tuy nhiên để một nồi lá xông thật sự mang lại hiệu quả cần có những kiến thức nhất định, không phải ai bị cảm cũng áp dụng biện pháp xông hơi và việc xông hơi cần phải chú ý những điều gì.

Bác sĩ Phạm Minh Triều, Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Đồng Tháp cho biết, nguyên tắc điều trị, khi bị cảm nhiễm phong hàn thì dùng phương pháp xông hơi, bởi đây là giải pháp dễ dùng, phổ biến trong Nhân dân. Nồi xông có tác dụng dùng hơi nóng, một số loại thuốc có tính cay, nóng, ấm để đuổi phong, hàn, tà khí từ bên trong ra ngoài để bảo vệ cơ thể, đem lại sức khoẻ cho chúng ta. Khi chúng ta xông hơi thì các lỗ chân lông nở ra giúp cho tà khí từ bên trong ra bên ngoài, đa số thường là cảm lạnh thì sử dụng xông hơi có tác dụng tốt cho sức khỏe.

Khi xông hơi, Bác sĩ Phạm Minh Triều cũng cho biết cần chú ý các điều sau đây: Theo đông y hiện đại để điều trị cảm lạnh dùng một số lá có tinh dầu, vị cay, ấm, nóng như là: sả, gừng, lá bưởi, vỏ bưởi, lá chanh, lá cam, lá ngũ trão, lá từ bi, v.v. Để sử dụng các loại dược liệu này hiệu quả thì chúng ta tìm ở những nơi tránh xa cây ăn trái, để đảm bảo các vị thuốc dược liệu này không bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật của các nhà vườn khi phun tưới, tốt nhất chúng ta nên tìm các loại thảo dược mọc tự nhiên hoang du.

Bác sĩ Phạm Minh Triều cũng lưu ý một số điều khi xông hơi, phải sử dụng đúng loại dược liệu, đúng phương pháp, ví dụ mỗi một loại được liệu chúng ta để từ 5 -10 lá, đun sôi khoảng 10 - 20 phút cho dược liệu tiết ra tinh dầu và phát huy dược tính, rồi dùng loại mền, khăn, lều dùng cho xông hơi….trùm phủ kín toàn thân cho nồi xông vào, sau khi xông xong lau khô, sau đó chúng ta uống một ít nước trà gừng đường nóng.

Bác sĩ Phạm Minh Triều cũng cho biết có một số loại bệnh không được sử dụng xông hơi như: cảm có dấu hiệu sốt, người già mắc một số bệnh lý về tim mạch, bị suy kiệt, người lớn tuổi có những bệnh lý đi kèm viêm nhiễm, phụ nữ có dấu hiệu mất máu, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 12 tuổi, những người bị bệnh lú lẫn, những người không kiểm soát được hành vi thì không nên sử dụng biện pháp xông hơi giải cảm.

Thành Sơn