Xuất bản thông tin

null Công tác phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh

Chi tiết bài viết Báo chí với Đồng Tháp

Công tác phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh

Xác định công tác định hướng nghề nghiệp, tạo việc làm cho các em học sinh không tiếp tục học Trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, mà cả hệ thống chính trị phải tập trung tuyên truyền, phối hợp thực hiện.

Ảnh minh hoạ

Ngay từ đầu năm 2019, Uỷ ban nhân dân Huyện Cao Lãnh đã chỉ đạo ngành lao động Thương binh và Xã hội chủ trì tham mưu xây dựng Kế hoạch tổ chức phân luồng, hướng nghiệp học sinh sau tốt nghiệp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện; Cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ đoàn viên, hội viên và nhân dân thông qua các buổi đối thoại, tập huấn, hội thảo, sinh hoạt Hội quán nông dân, chi tổ hội, tổ nhân dân tự quản để tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp và tạo việc làm cho học sinh không tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội; Tổ chức Hội thảo tư vấn phân luồng học sinh sau tốt nghiệp Trung học cơ sở trên địa bàn huyện theo hình thức liên xã; phối hợp Trung tâm Dịch vụ việc làm Đồng Tháp tổ chức cho học sinh các trường Trung học cơ sở đến trải nghiệm tại Trung tâm; đưa học sinh và phụ huynh đến tham quan cơ sở vật chất, trang thiết bị, các mô hình và các lớp tiếng Nhật, đào tạo nghề, qua đó tư vấn hướng nghiệp cho học sinh Trung học cơ sở.

Trong thời gian tới sau khi kết thúc đợt bùn phát dịch bệnh COVID 19, Uỷ ban nhân dân huyện sẽ tiếp tục phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Tỉnh, tăng cường chỉ đạo các ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn vận động đưa lao động và học sinh tham dự các phiên giao dịch việc làm đảm bảo số lượng và chất lượng. Rà soát nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn để định hướng, hỗ trợ đào tạo nghề cho phù hợp; Phối hợp với Mặt trận tổ quốc, các hội đoàn thể và chỉ đạo ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn rà soát, nắm chắc số lượng học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở không tiếp tục học trung học phổ thông, học nghề và các em tốt nghiệp Trung học phổ thông không tham gia học trung cấp, cao đẳng, đại học tìm hiểu nguyên nhân từng trường hợp để có sự hổ trợ định hướng cho gia đình, tạo nguồn cho từng năm, từng giai đoạn cụ thể, theo hướng sát với thực tế; Tiếp tục đổi mới công tác phân luồng hướng nghiệp cho học sinh sau tốt nghiệp về nội dung và hình thức, huy động tối đa số lượng học sinh và phụ huynh tham gia; nhân rộng việc tổ chức theo hình thức trải nghiệm; Tổ chức tốt công tác thông tin nghề nghiệp để giúp học sinh định hướng và lựa chọn nghề. Các em cần được trang bị những kiến thức cơ bản về thị trường lao động, về nghề nghiệp phù hợp với lứa tuổi và về yêu cầu của việc học nghề đối với người lao động theo xu hướng hiện nay.

Cao Phong