Xuất bản thông tin

null Cải cách hành chính góp phần phát triển kinh tế - xã hội

Chi tiết bài viết Tin tức

Cải cách hành chính góp phần phát triển kinh tế - xã hội

Xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm góp phần phát triển kinh tế -  xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện quan hệ giữa các cơ quan hành chính Nhà nước với người dân, doanh nghiệp, bảo đảm tính công khai minh bạch trong giải quyết công việc của Nhân dân, phòng chống tham nhũng hiệu quả trong cán bộ, công chức.

Giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa huyện Cao Lãnh

Huyện Cao Lãnh đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện với phương châm xây dựng "chính quyền thân thiện, phục vụ doanh nghiệp và Nhân dân", lấy sự hài lòng làm thước đo đánh giá kết quả phục vụ của chính quyền. Nhiều mô hình cải cách hành chính được áp dụng phát huy hiệu quả và tiếp tục duy trì, nhân rộng; văn hoá xin lỗi các tổ chức, cá nhân khi sai sót trong giải quyết thủ tục hành chính; dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, dịch vụ bưu chính công ích; mô hình hẹn giờ, hướng dẫn và trả kết quả thủ tục hành chính tại nhà theo yêu cầu người dân; chuyển Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Huyện sang Bưu điện Huyện, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả một số xã sang Bưu điện văn hóa xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và công dân trong thực hiện giao dịch hành chính; chương trình đối thoại giữa nhân dân với chính quyền qua sóng phát thanh hằng quý; công tác kiểm soát, rà soát thủ tục hành chính được thực hiện thường xuyên, góp phần rút ngắn quy trình, thủ tục, tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính của người dân và doanh nghiệp (giai đoạn 2015 - 2019, bình quân hằng năm tiếp nhận và giải quyết trên 30.000 hồ sơ, thủ tục hành chính cho tổ chức và công dân).

Trong thời gian tới, huyện Cao Lãnh tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp: thực hiện chỉ số thành phần cải cách hành chính (ParIndex); chỉ số sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS), chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin (ICT); trao đổi ý kiến giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương qua Email công vụ; vận hành có hiệu quả phần mềm văn phòng điện tử iDesk nhằm rút ngắn thời gian xử lý công việc.

Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức về công tác cải cách hành chính, xây dựng thái độ làm việc trách nhiệm, nghiêm túc, lấy mức độ hài lòng của người dân để đánh giá, nhận xét cán bộ.

Tổ chức rà soát, sắp xếp kiện toàn các Ban Chỉ đạo, Hội đồng theo hướng tinh gọn, tránh chồng chéo, trùng lắp về nhiệm vụ; sắp xếp các đơn vị sự nghiệp theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối, hoạt động ổn định, hiệu quả; công khai kịp thời, đầy đủ các thủ tục hành chính; công tác kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện chủ động và thường xuyên trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước, đảm bảo tiến độ và chất lượng; ứng dụng công nghệ thông tin theo quy trình kết nối liên thông, đẩy mạnh tổ chức họp trực tuyến, họp không giấy tờ được triển khai thực hiện đến các cơ quan đơn vị và xã, thị trấn.

Tăng cường giám sát của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội Huyện trong việc triển khai, thực hiện công tác cải cách hành chính; khảo sát chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS); nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị và địa phương vì Nhân dân phục vụ; nâng cao chỉ số cải cách hành chính trên địa bàn Huyện./.

Đồng chí Nguyễn Hồng Sư, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ