Xuất bản thông tin

null Sản xuất ứng dụng công nghệ thời kỳ công nghiệp 4.0

Chi tiết bài viết Tin tức

Sản xuất ứng dụng công nghệ thời kỳ công nghiệp 4.0

Ngày 23/6/2020, Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh tổ chức Hội nghị trực tuyến tuyên truyền định hướng nâng cao nhận thức về sản xuất ứng dụng công nghệ trong thời kỳ công nghiệp 4.0 đến điểm cầu các xã, thị trấn. Tham dự tại điểm cầu chính Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện có bà Phan Thị Kim Nhung , Phó Chủ tịch Hội Nông dân Tỉnh; Đồng chí Huỳnh Thị Hoài Thu, Tỉnh ủy viên/Bí thư Huyện ủy/Chủ tịch hội đồng nhân dân Huyện; ông Nguyễn Hồng Sự, Phó Bí thư Huyện ủy/ Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện; các đồng chí Uỷ viên Ban thường vụ Huyện ủy; Trưởng, Phó các ban, ngành, đoàn thể huyện. Bà Nguyễn Thị Thành Thực, Uỷ viên Ban Chấp hành Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam diễn giả chương trình.

Khách dự tại Hội nghị

Chia sẻ tại hội nghị bà Nguyễn Thị Thành Thực thông tin nhiều nội dung về: cơ hội và thách thức của xu thế phát triển nông nghiệp trong giai đoạn bùng nổ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò quan trọng của nông dân trong bối cảnh kinh tế xã hội mới, những câu chuyện nông nghiệp về cách làm hay, hiện đại, vai trò của các mô hình liên kết sản xuất trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với kinh tế quốc tế. Với kinh nghiệm của một thương lái, một doanh nghiệp nông nghiệp, bà Thành Thực cho rằng, người quyết định giá trị thương mại là người sản xuất và với sự phát triển của công nghệ thông tin thì chợ thương mại điện tử vô cùng quan trọng. Theo bà, Việt Nam mới chỉ làm tốt ở khâu nguyên liệu và nếu muốn dẫn dắt thị trường thì người Việt cần dẫn dắt cả khâu sản xuất.

Bà Nguyễn Thị Thành Thực thông tin tại Hội nghị

Nhận thấy nông sản Việt Nam có nhiều ưu điểm được thế giới công nhận, tuy nhiên, chúng ta vẫn phải chịu lép vế ở nhiều thị trường, bà Thành Thực cho rằng nguyên nhân bởi cách làm ăn rời rạc, mạnh ai nấy làm, chưa chủ động đưa sản phẩm tiếp cận với thị trường. Thời đại công nghệ số, chúng ta muốn nâng cao giá trị nông sản, giảm thiểu rủi ro và tăng thu nhập cho người nông dân, đưa sản phẩm giá trị thực đến người tiêu dùng thì cần tìm phương pháp để cắt giảm các khâu trung gian, giảm thiểu chi phí, giảm thiểu hư hao, mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, bà Thành Thật mong muốn nông sản Việt nói chung, nông sản huyện Cao Lãnh nói riêng phải tự tin hội nhập, tìm kiếm thị trường và biết mình có gì khác biệt, có gì cần thay đổi, để có nhiều sự lựa chọn tốt hơn trong thời gian tới.

Tại Hội nghị, đại biểu cũng được giải đáp trực tiếp các ý kiến thắc mắc về phương pháp nâng cao năng lực quản trị đội ngũ hợp tác xã, các chính sách về hỗ trợ liên kết, tiêu thụ, cách thức tìm kiếm và đưa nông sản tiếp cận chuẩn đầu vào của các hệ thống siêu thị, thị trường khó tính, thị trường tìềm năng.

Ông Nguyễn Hồng Sự phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị ông Nguyễn Hồng Sự cho rằng trong những năm qua, ngành nông nghiệp Huyện nhà đã bước đầu phát huy hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu; nhiều mô hình ứng dụng công nghệ được hình thành như: Bón phân thông minh, cánh đồng lý tưởng, Ruộng nhà mình, tưới tiêu bằng hệ thống điều khiển tự động, ứng dụng thiết bị bay không người láy vào phun xịt thuốc bảo vệ thực vật, xử lý ra hoa rãi vụ trên xoài, tưới phun trên cây ăn trái, áp dụng các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn Viet GAP, hữu cơ, truy xuất nguồn gốc, liên kết sản xuất và tiêu thụ đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau hội nghị, huyện sẽ tập trung tuyên truyền phổ biến đến người dân các mô hình ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất đạt hiệu quả; mở rộng quy mô sản xuất trên diện rộng, tập trung theo quy hoạch, theo các tiêu chuẩn an toàn gắn với truy suất nguồn gốc; lấy Hợp tác xã, Tổ hợp tác, Hội quán làm đầu mối liên kết sản xuất theo chuỗi gia trị  từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm.

Thành Sơn