Xuất bản thông tin

null Gương mẫu nhận bồi thường và bàn giao đất Dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu

Chi tiết bài viết Tin tức

Gương mẫu nhận bồi thường và bàn giao đất Dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu

Dự án xây dựng công trình Đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu Tuyến đường có chiều dài khoảng 27,43km; trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Tháp khoảng 18,2km. Để công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đảm bảo tiến độ, cấp ủy và chính quyền các địa phương đã nỗ lực tuyên truyền, vận động các hộ gia đình và cá nhân nhận tiền đền bù, hỗ trợ theo phương án đã được duyệt tại Quyết định số 98/QĐ – UBND ngày 14/3/2023 của UBND huyện Cao Lãnh.

Là địa phương có dự án đi qua, Đảng ủy, UBND xã Tân Hội Trung vừa đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân, vừa niêm yết công khai các quyết định thu hồi đất triển khai dự án cho các hộ dân bị ảnh hưởng biết, thực hiện và giám sát. Việc làm này tạo được sự đồng thuận trong nhân dân.

Ông Bùi Tấn Kiệt, ở xã Tân Hội Trung (bìa trái) bên diện tích đất bàn giao cho dự án

Ngay khi hay tin dự án có đi ngang qua phần đất nhà, ông Bùi Tấn Kiệt, ở xã Tân Hội Trung đã bài tỏ sự đồng thuận cao, khi móc giải phóng mặt bằng cấm xong, ông Kiệt cũng đã tín xong chổ ở mới, chọn nơi di dời phần mộ ông, bà. Hơn 1.800 m2 giao cho dự án cao tốc là diện tích không nhỏ, thế nhưng bỏ qua thiệt hơn cá nhân, ông Kiệt chỉ nghĩ đến lợi ích chung mà dự án mang lại.

Ông Bùi Tấn Kiệt, ở xã Tân Hội Trung cho biết: “Trên tinh thần sẵn sàng giao nhà, giao đất hơn một ngàn mấy mét vuông, diện tích còn lại tôi sẻ bơm cát lắp cái ao này để xây nhà, bà con cũng đừng nên nghĩ thiệt hơn gì, bà con cứ đóng góp cho xã hội đi để cho bộ mặt nông thôn mình ngày càng đi lên hơn”.

Bên cạnh tuyên truyền, vận động nhân dân, huyện Cao Lãnh còn thành lập các tổ công tác luôn bám sát địa bàn để kịp thời xử lý những vướng mắc, nhằm thực hiện dự án đúng tiến độ. Tại Bình Hàng Trung, cấp ủy và chính quyền đã lãnh đạo, chỉ đạo tập trung tuyên truyền, vận động người dân và đề cao vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, hội viên các tổ chức chính trị - xã hội trong nhận bồi thường và bàn giao đất nằm trong dự án. Việc kiểm đếm trước khi GPMB thực hiện công khai, minh bạch.

Ông Lê Quang Bình, xã Bình Hàng Trung cho biết, gia đình tôi có hơn 5.000 m2 đất nông nghiệp nằm trong Dự án. Với mức giá đền bù như hiện tại, gia đình tôi cảm thấy rất thỏa đáng và có cao hơn mức giá giao dịch hiện nay ngoài thị trường. Hơn nữa, tôi là hội viên người cao tuổi thì phải gương mẫu chấp hành và thực hiện trước để người dân noi theo.

Tại xã Mỹ Thọ, với phương châm "không để người dân thiệt mà cũng không vi phạm các quy định của pháp luật", Xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và giải quyết quyền lợi của người dân theo đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt, là các đảng viên thể hiện tốt vai trò gương mẫu của mình, từ đó tạo sự lan tỏa trong quần chúng, nhân dân. Nhờ đó, công tác chi trả bồi thường, bàn giao mặt bằng trên địa bàn xã đạt nhiều kết quả.

Người có đất rộng thì chọn định cư gần đó, nhưng nhiều hộ như ông Bùi Văn Bình, ở xã Mỹ Thọ thì sẽ đến nơi ở mới, hơn 30 năm sống gần bà con, họ hàng đã quen với nơi ăn chốn ở, nên việc dời đi với ông mang theo nhiều luyến tiếc. Tuy nhiên, đảng viên hơn 40 tuổi Đảng này nhận thức rõ việc làm đường cao tốc có ý nghĩa lớn với địa phương, nên mình phải nêu gương ủng hộ chủ trương phát triển giao thông của Tỉnh.

Dự án đoạn qua huyện Cao Lãnh có 533 hộ bị ảnh hưởng ở 8 xã: Nhị Mỹ, Mỹ Thọ, Mỹ Hội, Bình Hàng Trung, Bình Hàng Tây, Tân Hội Trung, Mỹ Long, Mỹ Hiệp, phần diện tích đất bị thu hồi là 890.693,6 m2. Từ ngày 22/3 đến ngày 30/3/2023, UBND huyện Cao Lãnh phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất Tỉnh, UBND các xã tổ chức chi trả tiền bồi thường cho các hộ dân tại các Xã trên. Sau khi chi trả tiền bồi thường sẽ thực hiện công tác thu hồi đất và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thi công dự án. Đến nay, phần lớn các hộ dân đồng thuận với chủ trương thu hồi đất để thực hiện dự án cao tốc, vì sự phát triển chung của tỉnh Đồng Tháp.

Thành Sơn