Xuất bản thông tin

null Trao Chứng nhận VietGAP cho 215 hộ dân

Chi tiết bài viết Báo chí với Đồng Tháp

Trao Chứng nhận VietGAP cho 215 hộ dân

Ngày 21/2/2023, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tỉnh phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cao Lãnh tổ chức lễ trao giấy chứng nhận VietGAP trên cây ăn trái và rau màu các loại.

Công ty TNHH Công nghệ NHONHO là đơn vị tư vấn và cấp giấy chứng nhận cho 9 mô hình (chủ thể) gồm: Tổ hợp tác xoài Thành Công, Tổ hợp tác chanh không hạt Thiện Tân ( xã Mỹ Hội); Tổ hợp tác mít Lộc Giàu, Tổ hợp tác sầu riêng Bình Chi (xã Mỹ Hiệp); Tổ hợp tác xoài Mỹ Thạnh, Tổ trồng xoài Mỹ Hưng Hòa, Tổ trồng xoài Mỹ Thới (xã Mỹ Xương); Tổ hợp tác sản xuất Sầu Riêng (xã Bình Hàng Tây); Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp An Bình (rau màu), với tổng diện tích 149,74 ha của 215 hộ dân đã được công nhận canh tác đạt quy trình VietGAP.

Trao chứng nhận VietGAP cho đại diện các chủ thể

Trước đó, từ nguồn ngân sách của địa phương, Chi cục và ngành nông nghiệp huyện đã lên kế hoạch, chọn đơn vị tư vấn, đồng thời hướng dẫn bà con trong mô hình thực hiện quy trình sản xuất an toàn VietGAP nhằm đáp ứng sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, tạo điều kiện cho nông dân mở rộng quy mô sản xuất, giữ vững thương hiệu cho các vùng sản xuất trái cây, rau màu trên địa bàn.

Ông Nguyễn Văn Mách, một trong các nhà vườn được cấp chứng nhận VietGAP cho biết: Lâu nay người dân sản xuất xoài trong vùng chủ yếu theo kinh nghiệm. Một số hộ dân chạy theo năng suất, lợi nhuận nên chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật trong việc sử dụng, cách lý phân bón, thuốc BVTV. Khi tham gia sản xuất theo VietGAP, việc bón phân cho cây trồng khác so với trước đây. Cụ thể, chúng tôi chủ yếu dùng phân vi sinh và bón phân chuồng. Khi đến ngày gần thu hoạch sản phẩm phải tuân thủ thời gian cách ly hợp lý để đảm bảo an toàn, sản phẩm không có dư lượng thuốc BVTV. Nhờ vậy sản phẩm thu hoạch vừa qua tiêu thụ nhanh và bán giá cao hơn".

Ông Lê Văn Chấn, Phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tỉnh đề nghị bà con tiếp tục tuân thủ quy trình sản xuất VietGAP, không vì chạy theo lợi nhuận mà không ghi chép nhật ký. Ngành nông nghiệp huyện và các xã cần hỗ trợ, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mô hình được nhân rộng và thu hút thêm nhiều hộ tham gia. Đồng thời, quảng bá, gắn kết thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm cây ăn trái, rau màu được chứng nhận VietGAP.

BT+QP: Thành Sơn